Những ai đam mê văn học thì dù chưa đọc hẳn
cũng đã nghe đến danh tiếng của quyển tiểu thuyết được đưa vào danh sách những
tác phẩm cổ điển nổi tiếng nhất thế giới “Robinson Crusoe” của đại văn hào Daniel Defoe. Tác phẩm này là tác phẩm đầu
tay khi Daniel đã gần 60 tuổi, đại diện cho toàn bộ sự nghiệp văn học của ông
và được đánh giá là tác phẩm nền tảng của thể loại tiểu thuyết phiêu lưu ở Anh
quốc.
Daniel Defoe là
nhà văn, học giả, nhà kinh tế người Anh, bắt đầu sự nghiệp viết lách khá muộn.
Ông từng đi khá nhiều nước, trở về năm 1683 để lấy vợ. Ông theo rất nhiều đảng
phái chính trị khác nhau và từng bị ngồi tù khoảng nửa năm vào năm 1703 (thời
kì đầu cuộc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha – cuộc chiến tranh nhằm ngăn chặn một
thành viên trong Hoàng gia Bourbon của Pháp lên kế vị ngôi vua của Tây Ban Nha
nhằm hợp nhất hai nước.) Ông từng viết rất nhiều các tác phẩm về kinh tế, và
bắt đầu đến với văn chương ở tuổi khá muộn (gần 60 tuổi). Tác phẩm tiêu biểu
nhất của Daniel là “Robinson Crusoe” được xuất bản lần đầu tiên năm 1719 và rất
được người đọc chào đón tiếp nhận.
Được viết dựa
trên một câu chuyện có thật, “Robinson Crusoe” kể về một người Anh gia
giáo nhưng vì đam mê viễn du nên trong một lần không may đi biển tàu bị đắm đã
dạt vào một đảo hoang và sống ở đó hơn 28 năm. Ở đó Robinson đã tự mình chăn
nuôi, trồng trọt, dựng nơi ở, chống chọi với thiên nhiên. Sau đó ông đã tình cờ
cứu một người thổ dân khỏi bị hành hình và đặt tên cậu ta là Thứ Sáu. Cả hai
tiếp tục sống ở đảo hoang vài ba năm cho đến khi họ cứu được một thuyền trưởng
tàu bị phó thuyền cướp. Ông cùng ông thuyền trưởng đã cướp lại thuyền và trở về
Anh quốc.
. ROBINSON TRƯỚC KHI RA ĐẢO – PHÁC THẢO NHÂN VẬT CỦA THỜI ĐẠI
Khác với những chuyện phiêu lưu cùng thời,
nhân vật Robinson không phải trải qua nhiều biến cố khác nhau. Chỉ sau một vài
sự kiện, tiểu thuyết dừng lại ở đảo hoang và triển khai phần lớn tác phẩm cho
đến kết thúc. Ngày Robinson đặt chân lên đảo có thể xem là cột mốc ranh giới
đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời và cả trong tính cách của anh.
Robinson đã được xây dựng thành một mẫu người
tiêu biểu của thời đại. Ðây là hình tượng tầng lớp trung lưu ở nước Anh thế kỉ
18 trong đó có bản thân nhà văn. Nếu có bóng dáng nhà văn trong nhân vật
Robinson thì chủ yếu là ở những đường nét khái quát ấy. Tài năng và công phu
sáng tạo nghệ thuật của Defoe chính ở chỗ khác nhau giữa người mẫu Selkirk và
Robinson. Robinson không phải là Selkirk- một thuỷ thủ rủi ro lâm nạn- mà là
một sự hoá thân. Nhà văn đã biến anh thuỷ thủ kia thành một hình tượng nghệ
thuật, mang tầm vóc và ý nghĩa thời đại.
Tầng lớp trung lưu ở Anh thế kỉ 18 là
một quần thể phức tạp. Những yếu tố tích cực và tiêu cực, tiến bộ và hạn chế
xen kẽ nhau. Một mặt, tầng lớp này có tâm tư, hoài bão gắn liền với giai cấp tư
sản thời ánh sáng với tất cả những ưu nhựơc điểm do lịch sử qui định. Mặt khác,
nó chưa mất liên hệ với quảng đại nhân dân, và về nhiều mặt nó vẫn cất lên
tiếng nói cho quyền lợi và nguyện vọng của những người lao động. Do đó,
Robinson là một hình tượng phong phú không đơn điệu .
Robinson thích đi phiêu lưu đây đó, bất chấp
gian ngu chẳng phải chỉ như một khách du lịch bình thường ham chuộng phong cảnh
lạ, hoặc một nhà thám hiểm say mê phát kiến khoa học. Các chuyến đi của anh về
sau ngày càng gắn liền với mục đích kinh doanh với những tàu buôn. Robinson đã
“trở thành một lái buôn thực thụ” như chính anh đã thú nhận. Anh được chia lời
lãi, anh tính toán, càng nhiều lãi càng ham, có khi đã sướng run lên khi nghĩ
đến chuyến hàng có thể sẽ phất to. Thậm chí Robinson còn tham gia cả vào việc
buôn bán nô lệ .
Trong giai đoạn tan rã của chế độ phong kiến,
nền kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy giai cấp tư sản các
nứơc đua nhau đi tìm những thị trường mới. Thế giới bao la đầy sức hấp dẫn, tầm
mắt con người được mở rộng ngoài khuôn khổ ranh giới quốc gia. Kiểu người ham
thích đặt chân đến những miền núi non xa lạ như Robinson trở thành mẫu ngườicủa
thời đại.
Trong lịch sử văn học thời kì đó xuất hiện
nhiều chuyện phiêu lưu đáp ứng nhu cầu tâm lí của độc giả. Nhân vật Robinson
thuộc về xu hướng đó Tuy nhiên, trung tâm của tiểu thuyết là chuyện Robinson từ
khi đắm tàu dạt vào đảo hoang . Trong những năm dài dằng dặc sống nơi đây, hình
ảnh Robinson cá nhân tư sản bước đầu dấn thân vào con đường kinh doanh ở phần
đầu đã lu mờ và nhường chỗ cho một Robinson mới với ý nghĩa, tính cách khác hẳn
.
2. Robinson trên đảo hoang- “người lao động
chân chính”
Cảnh ngộ vô cùng gian nan ở hòn đảo không
khắc phục được Robinson. Vừa đặt chân lên đảo, anh bắt tay ngay vào cuộc đấu
tranh quyết liệt với hoàn cảnh, và không chịu để một khoảnh khắc cho những ý
nghĩ tuyệt vọng đen tối len lỏi vào tâm hồn mình. Ðơn độc một thân trước thiên
nhiên hoang vu, nhiều lần phải đương đầu khó khăn tưởng chừng không thể nào
khắc phục được, nhưng anh đã vượt qua tất cả.
Trong tay thiếu thốn dụng cụ nên mỗi việc làm
cần thiết để đảm bảo cuộc sống tối thiểu cũng đòi hỏi ở Robinson những nổ lực
và ý chí phi thường quá sức tưởng tượng: vào rừng chặt cây về làm cọc rào
quanh nhà để chống thú dữ, mỗi cọc phải làm mất một ngày, hàng rào phải mất gần
cả năm mmới xong. Anh làm một tấm ván mặt bàn mất bốn mươi hai ngày; hai tháng
để làm được mấy cái vại (lu) để đựng lương thực; đóng chiếc thuyền đầu tiên để
đựng lương thực; đóng chiếc thuyền đầu tiên để vựơt biển mất năm tháng. Anh san
phẳng mặt đất thoai thoải từ chỗ đóng xuồng ra mặt nước, nhưng rồi không làm
cách nào cho xuồng hạ thuỷ được. Chỉ còn một cách đào một cái lạch. Anh tính
toán rằng muốn đào được cái lạch đó phải mất trên mười năm. Anh bỏ xuồng, đi
tìm một địa điểm gần sát nước biển, đóng một cái xuồng khác, đào một cái lạch
khác, dài nửa dặm sâu bốn bộ, rộng sáu bộ sẽ hoàn thành trong hai năm. Robinson
đẽo một cái cuốc bằng gỗ, vỡ đất gieo hạt lúa mì (số lúa mì dành trên tàu dành
cho chim ăn còn sót lại). Do thiếu thốn kinh nghiệm trồng lúa lại thêm hạn hán
và chim chóc phá hoại, vụ đầu tiên mất mùa. Anh không sờn lòng, kiên trì làm vụ
khác. Cứ như thế từ chỗ may mắn còn sót lại mười ba hạt lúa sau bốn năm ròng
rã, trồng và gặt hái dành dụm từng hạt, anh đã gặt được một số lúa và
được “vuốt ve cái bánh mì đầu tiên “do tự tay mình làm ra”. “Tôi quyết chí
không bao giờ chán nản bất cứ công việc gì “ Robinson kể “Khi đã
thấy rằng việc ấy có thể làm được thì tôi làm bằng xong mới thôi”. Ý
nghĩ ấy luôn luôn gắn chặt với Robinson.
Mỗi nỗ lực của Robinson không chỉ để đáp ứng
nhu cầu tối thiểu, anh luôn luôn có ý thức phấn đấu làm cho đời sống trên đảo
ngày một tốt đẹp hơn: chỗ ở phải khang trang, quần áo mũ phải đàng hoàng, đồ ăn
uống tử tế. Khác xa với nguyên mẫu là thuỷ thủ Selkirk sau bốn năm ở đảo hoang
khi được cứu thoát đã gần trở thành “người rừng”, Robinson diễn ra theo chiều hướng
ngược lại.
Không thể cho rằng nhà văn đã xây dựng
Robinson thành một nhân vật phát huy mọi nghị lực và khả năng để làm giàu, đúng
như yêu cầu của thế giới quan tư sản thời đại. Robinson chính là sự khẳng định
chân lí cao đẹp, niềm tin của nhà văn vào những phẩm chất cao quí của người lao
động. Nghị lực và trí tuệ, tinh thần dũng cảm và khả năng lao động của họ có
thể chiến thắng thiên nhiên phục vụ lợi ích con người.
Tầm vóc “Robinson trên đảo hoang” rõ ràng có
những phẩm chất cao hơn giai cấp tư sản ngay cả khi giai cấp này còn có vai trò
tiến bộ lịch sử
Anh hưởng thụ thành quả vật chất do chính bàn
tay lao động của mình tạo ra , trong khi giai cấp tư sản thời đó dù có một số
đức tính tốt như ý chí khắc phục khó khăn coi thường nguy hiểm, có công đóng
góp vào sư phát triển kinh tế dất nước nhưng vẫn tồn tại trong quỹ đạo bóc lột
sức lao động của người khác, Robinson lại là người có lòng tốt, sẵn sàng hi
sinh thân mình cứu giúp những người hoạn nạn. Anh đã cứu sống hai cha con thứ
Sáu, viên thuyền trưỏng và mấy người da trắng. Nếu trước khi ra đảo anh đã có
lần bán đứa bé da đen Sury cho một thuyền trưởng Bồ Ðào Nha chuyên môn bán nô
lệ thì khi ra đảo anh đã có điều kiện thay đổi quan niệm về người da đen tên là
Thứ Sáu. Tuy anh vẫn coi mình là ông chủ và người da đen là đầy tớ nhưng tình
cảm thật sự của hai người là tình bạn thân thiết. Và nhờ vậy, cuộc sống mấy năm
cuối trên đảo xa xôi bớt đi nỗi cô độc dđ¸ng sợ .
3. Robin son “vừa thống nhất vừa đối lập”
Tính cách phân đôi của Robinson, con người tư
sản và con người lao động vừa là thống nhất vừa là đối lập, xét theo những góc
độ, bình diện khác nhau. Trong loại truyện phiêu lưu , nhân vật thường chỉ đóng
vai trò dẫn dắt như sọi chỉ đan kết các sự kiện vốn được coi là trung tâm hấp
dẫn người đọc, nhà văn ít quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật. Còn ở
tiểu thuyết này, Robinson đã được nhà văn dụng công xây dựng thành một hình
tượng nghệ thuật độc đáo .
Tính cách phức tạp của Robinson thể hiện trong
thế giới quan, đó là sự giằng co của Thanh giáo (Purism: Sự trong sạch) và ảnh
hưởng của tiết học duy vật .Ðó cũng chính là sự giằng co trong tư tưởng tác giả
.Vừa đặt chân lên đảo ít lâu, nhìn thấy những mẫu lúa mì mọc lên lơ thơ trước
của lều anh sung sướng nghĩ có lẽ “trời thương nên sinh ra lúa mì để nuôi sống
mình đây”. Nhưng rồi anh cố gắng nhớ ra có lần đã giũ bao tải đựng lúa vốn dành
cho chim, vịt ăn đã bị chuột nhằn hết chỉ còn toàn trấu .An đã hiểu ra rằng “
chẳng có phép lạ gì xảy ra trong chuyện này cả”. Ðến năm thứ mười tám, khi phát
hiện những dấu chân lạ trên bãi cát anh kinh hoàng như thấy “ma quỷ hiện hình”.
Nhưng chẳng bao lâu tình trang mê tín ấy tan đi, anh phân tích và khẳng dịnh có
người lạ mới xâm nhập hòn đảo, vội vàng củng cố chỗ ở, phòng ngự và chuẩn bị vũ
khí. Tuy vậy đôi khi do cô đơn anh vẫn sống với một tin tôn giáo mơ hồ, tin vào
vai trò của một Ðấng tối cao nào đó đang tồn tại.
Sự tồn tại một tính cách đối lập trong nhân
vật Robinson chỉ rõ sự phân biệt giữa hai giai đoạn. Trước khi ra đảo hoang,
anh mang đậm tính cách tư sản (và sau khi rời đảo trở về tổ quốc). Khi ở trên
hòn đảo vắng vẻ chỉ có Robinson đối diện với thiên nhiên , nơi đây vắng bóng
quan hệ tư bản chủ nghĩa và cả đời sống xã hội anh trở thành Robinson khác tuy
vẫn còn chút Robinson cũ.
Như vậy người đọc bắt gặp hai Robinson trong
tác phẩm. Robinson trên đảo mới thực sự chiếm đựoc cảm tình của bạn đọc. Khi
nhân vật cởi bỏ bộ quần áo kì dị và chiếc mũ da dê tự làm để khoác trở lại bộ
đồ bình thường đúng mốt thời trang của người tư sản ở phần cuối của tác phẩm
thì cũng là lúc hứng thú của người đọc tan biến. Trở lại với thời điểm giáp
ranh giữa hai Robinson khi sắp lên định cư ở đảo hoang. Anh do dự nhưng cuối
cùng quyết định mang theo lên đảo một số tiền vàng nhiều loại lục lọi được
trong ngăn kéo viên thuyền trưởng trên chiếc tàu đắm. Anh đã giữ cẩn thận những
đồng tiền vàng “vô dụng” ấy suốt muời chín năm trời sức sống dai dẳng của
Robinson nhà tư sản tạm ngủ yên, cho đến ngày trở lại với xã hội tư sản Anh nơi
chúng được trong vọng.
Sự đối lập giữa “hai Robinson” khiến người
đọc liên tưởng đến quan điểm triết học của J.J.Rousseau về con
người tự nhiên và con người xã hội. Theo Rousseau, con
người tự nhiên tốt đẹp bao nhiêu thì xã hội làm cho nó hư hỏng bấy nhiêu. Lí
thuyết của ông bắt nguồn từ lòng căm ghét những quan hệ phong kiến và tư sản
đang chi phối xã hội Pháp thế kỉ 18.
Còn Defoe với tiểu thuyết của mình thì vừa
nghiêng hẳn sang phía Robinson người lao động nhưng vừa giữ
lấy chút tình cảm với Robinson- nhà doanh nghiệp.
4. Robinson – vai trò cá nhân
Cuộc sống của Robinson trên đảo hoang trải
qua những chặng đường khác nhau. Thoạt đầu, anh kiếm ăn bằng cách hái quả, săn
bắn chim thú và bắt cá đó là những sản phẩm của thiên nhiên. Sau đó anh thuần
dưỡng dê rừng, tiến hành chăn nuôi trồng trọt. Khi có thêm Thứ Sáu, mối quan hệ
giữa hai người giống như quan hệ thời phong kiến gia trưởng. Vào những năm cuối
cùng, trên đảo đã có đông người hơn. Khi Robinson về nước, bỏ lại số thuỷ thủ
phạm tội nổi loạn cướp tàu. Những người này sẽ phải tổ chức cuộc sống chung. Có
nhà nghiên cứu nhận xét rằng, về mặt nào đó hòn đảo của Robinson gần như diễn
lại toàn bộ quá trình của lịch sử nhân loại từ thượng cổ đến“Khế ước xã
hội” hình thức nhà nước lí tưởng của nhiều triết gia Ánh sáng.
Qua nhân vật Robinson, tác giả chỉ ra rằng:
cơ sở của sự phát triển xã hội không phải là những chiến công hoặc tài năng của
bậc vua chúa tướng lĩnh mà chính là hoạt động sản xuất của những người lao động
bình thường .
Ðó là một cái nhìn tiến bộ. Tuy nhiên, ở đây
cũng bộc lộ mặt hạn chế rõ rệt khi nhà văn đánh giá cá nhân như là xuất
phát điểm của lịch sử nhân loại. Ðó cũng là quan điểm của nhiều nhà triết học,
kinh tế học, nhà văn trong thế kỉ 18. Thực tế là từ thời kì xa xưa nhất con
người đã sống thành xã hội. Chỉ sau quá trình phát triển lâu dài của lịch sử ,
cá nhân riêng tư mới xuất hiện. Nó là sản phẩm sự tan rã của xã hội phong kiến
và sự hình thành những lực lượng sản xuất mới. Cá nhân là kết quả chứ không
phải là xuất phát điểm của lịch sử.
Dù D.Defoe có dụng ý hay không, trong
Robinson Cruchot, vai trò cá nhân, xét theo ý nghĩa khách quan của tác phẩm,
cũng đã được thổi phồng, khoa trương quá đáng. Tác phẩm có thể gây ấn tượng
lệch lạc ở độc giả, rằng một cá nhân sống tách rời tập thể, cộng đồng xã hội
vẫn có thể tồn tại, phát triển thậm chí phong lưu nữa.
Thời bấy giờ quan điểm đề cao Cá nhân đã
xuất hiện trong các lĩnh vực triết học, chính thị học, kinh tế học chính
là đặc điểm của giai đoạn tư bản chủ nghĩa với cơ sở ý thức tự do cạnh tranh.
Tron tác phẩm góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị, Karl Marx đã nghĩ tới
hình tượng Robinson khi phê phán khuynh hướng đề cao vai trò cá nhân của các
nhà kinh tế học tư sản Người đi săn và người đánh cá đơn độc và riêng lẻ mà
Smith và Ricardo lấy làm điểm xuất phát khi nghiên cứu chỉ là phần nào những
điều tưởng tượng vô vị của thế kỉ 18. Những chuyện như kiểu Robinson quyết
chẳng phải như mấy nhà nghiên cú lịch sử văn hoá nào đó vẫn tưởng, là một sự
phản ứng giản đơn chống những lối kiểu thái quá và là một lối quay về một trạng
thái tự nhiên đã bị hiểu sai lệch.
Chính ra, các tiểu thuyết đó là một thứ tiên
đoán các xã hội tư sản đã phôi thai từ thế kỉ 16, và đến thế kỉ 18 thì đã phi
nước đại tới giai đoạn chín muồi.
Trong cái xã hội thịnh hành chế dộ cạnh tranh
tự do thì cá nhân có vẻ như là đã thoát khỏi các mối liên hệ tự nhiên v.v, là
những cái, trong các thời đại lịch sử trước kia vẫn làm cho cá nhân thành một
bộ phận khăng khít của một tập đoàn nhân laọi nhất định, rõ rệt. Ðối với các
nhà tiên tri thế kỉ 18 Smith và Ricardo vẫn còn hoàn toàn đứng trên lập trường
của họ- thì cá nhân đó của thế kỉ 18 vốn là sản phẩm, một mặt thì của sự tan ra
õcủa các hình thái xã hội phong kiến, mặt khác thì của các lực lượng sản xuất
vừa mới phát triển lên từ thế kỉ 16, – hiện ra như một lí tưởng đã qua. Nhưng
không phải như là một kết quả lịch sử. Vì họ coi cá nhân đó như là một cái gì
tự nhiên, phù hợp với họ về bản chất con người, họ coi nó không phải là một sản
phẩm lịch sử.
Tuy nhiên bằng hình tượng nghệ thuật, Defoe
cũng đã phần nào chỉ ra được rằng con người không thể tồn tại đơn độc ngoài tập
thể xã hội. Bản thân Robinson trên đảo hoang chắc sẽ không tồn tại được lâu bền
nếu không có trong tay các vật dụng cần thiết như: búa, rìu, đá mài, đinh,
thanh sắt, súng dđ¹n, hạt lúa giống và nhiều thứ khác mà Robinson thu vét từ
chiếc tàu đắm vốn là kết quả công sức, trí tuệ của rất nhiều người. Ngoài ra
còn phải kể đếnn những thứ trừu tượng không kém quan trọng đó là vốn liếng kinh
nghiệm, kiến thức mà Robinson đã thừa hưởng của cả nhân loại đúc kết và truyền
qua nhiều thế hệ;Nhờ cái vốn đó mà Robinson biết dựng nhà, chống thú dữ, trồng
trọt chăn nuôi và làm nhiều việc khác.
*
Mặt hạn chế vừa phân tích trên kia thực ra
không che lấp đựơc những giá trị lớn của cuốn tiểu thuyết. Defoe đã xây dựng
được một hình tượng nghệ thuật có sức sống lâu dài, có ý nghĩa tiến bộ. Ðó là
một đóng góp đáng kể là phong phú thêm cho loại truyện phiêu lưu nói riêng và
tiểu thuyết nói chung.
Robinson là một tác phẩm có tác dụng tốt đặc
biệt đối với lứa tuổi thiếu niên. Tiểu thuyết này bồi dưỡng cho các em tinh
thần yêu lao động, kính trọng con người, rèn luyện cho các em ý chí quyết tâm
hành động, khắc phục khó khăn, kiên trì bền bỉ, dũng cảm tự lực và biết phát
huy sáng kiến. Tình tiết của truyện với lối văn trong sáng, giản dị cũng phù
hợp với tuổi trẻ.
Nhà triết học, nhà văn Pháp J.J.Rousseau đánh
giá cao Robinson Cruchot. Ông viết: “Nhưng vì nhất thiết
chúng ta cần đến sách, nên theo ý kiến tôi, có một cuốn sách cung cấp thiên
khái luận hay nhất về giáo dục tự nhiên. Ðó là cuốn sách đầu tiên em Ê min của
tôi sẽ đọc; trong một thời gian dài, tủ sách của em chỉ có một cuốn sách duy
nhất ấy thôi. Quyển sách kì diệu ấy là cuốn gì thế ? Aristote chăng ?- Không
phải, đó là cuốn Robinson Crusoe của Daniel Defoe”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét