Đặng Thùy Trâm sinh
năm 1942 tại Hà Nội, tốt nghiệp đại học Y khoa năm 1966. Chị từng tham
gia chiến tranh Quảng Ngãi trong Chiến tranh Việt Nam dưới cương vị bác
sĩ quân y chăm lo cho thương binh ở Đức Phổ. Hy sinh năm 1970, Đặng Thùy
Trâm là hình mẫu tiêu biểu nhất của giới trí thức tiểu tư sản Hà
Thành quyết tâm lên đường vì nghĩa lớn. Hai quyển nhật ký của chị
được một nhà báo quân nhân Frederic tìm được và gửi trả về Việt Nam
vào năm 2005. Từ đó trở đi, Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã được dịch ra
tới 16 thứ tiếng, xuất bản ở 20 nước, làm cảm động bao nhiêu dân tộc
trên thế giới. Cùng với Ruồi Trâu (viết về anh hùng cách mạng Italia
thế kỉ 19) và Thép đã tôi thế đấy (anh hùng cách mạng Nga), bác sĩ
quân y Đặng Thùy Trâm cũng như những chàng về quốc quân một lòng dứt
áo ra đi vì nghĩa lớn đã nằm lại trên mảnh đất nhuốm đầy máu hận
thù là tình yêu tổ quốc thắm thiết đã trở thành một tấm gương lớn,
một thế hệ hết mình vì Việt Nam thân yêu!
Sau chiến thắng
Điện Biên Phủ oai liệt và hiệp định Geneve năm 54 đã chia đất nước
Việt Nam ra hai miền Nam Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Cho đến
đầu những thập niên 60, Quân giải phóng Miền Nam được thành lập và
tổ chức nhiều cuộc đánh bom tại Sài gòn. Từ đó chiến sự bắt đầu
nổ ra, và cho đến năm 1964 tổng thống Mỹ Johnson đã gửi quân đội Mỹ
sang tham chiến trực tiếp vào chiến tranh Việt Nam. Đó chính là thời
gian cuộc chiến tranh Việt Nam bắt đầu. Miền Bắc Việt Nam được Cộng
sản quốc tế hỗ trợ, đứng đầu là Liên Bang Xô viết, còn Miền Nam
Việt Nam được Mỹ tiếp tế. Đứng trên bối cảnh chính trị thế giới
thì Chiến tranh Việt Nam được tính là cuộc chiến tranh giữa hai luồng
tư tưởng Cộng sản và Tư bản chủ nghĩa. Miền Bắc – Việt Nam dân chủ
Cộng hòa bắt đầu tuyên chiến với miền Nam và được quân giải phóng
miền Nam căm thù chính quyền Ngô Đình Diệm tham nhũng thối nát và
Liên Bang Xô-viết do Stalin đứng đầu, Cộng sản Trung quốc do Mao Trạch Đông
đứng đầu hỗ trợ dưới danh nghĩa thống nhất và độc lập Tổ quốc.
Đặng Thùy Trâm đến với Đức Phổ vào năm 66 là thời kì đầu của cuộc
chiến tranh Việt Nam tàn khốc.
Thực ra trong
Nhật ký Đặng Thùy Trâm không đề cập nhiều đến các vấn đề chính
trị, hẳn là do đó là một quyển sổ cá nhân chỉ để ghi lại những
cảm xúc của một trí thức tiểu tư sản lên đường vì lý tưởng của
mình. Xuyên suốt quyển sổ là màu sắc ảm đảm của chiến tranh, những
trang viết thấm đẫm tình thương nhưng dường như cũng bị nhuốm màu của
máu và nước mắt. Những tình yêu thanh cao lạ kì đến với những con
người sống chết có nhau dù hoàn toàn xa lạ. Đó là những con người
đã thệ với lòng mình:
“...Sống cũng
vì Cách mạng anh em ta
Chết cũng vì
Cách mạng chẳng phiền hà
Vui vẻ chết như
cày xong thửa ruộng
Lòng khỏe nhẹ
anh dân quê sung sướng
Ngả mình lên
liếp cỏ ngủ ngon lành
Và trong mơ thơm
mát lúa đồng xanh....”
Nổi bật lên
trên hết đó là tình thương vô cùng sâu sắc và mãnh liệt. Khó có thể
giải thích ghi chú hay phân tích những tình thương đó; đó là tình
thương giữa người với người, tình thương với những đồng chí cùng lý
tưởng hy sinh hy sinh, tình thương với những niềm tin cao cả hay tình
thương tình cờ giữa những tâm hồn đồng điệu? Chỉ biết rằng, nổi bật
lên trên những hoàn cảnh khó khăn, khi quân địch bủa vây truy lùng, những
thiếu thốn khắc nghiệt, những căn bênh sốt rét rừng độc ác và giữa
những cái chết oai hùng, tình thương đó vẫn mặn mà, sâu sắc, tràn
đầy trên từng trang viết. Thế những không có nghĩa chúng ủy mị hay
sướt mướt! Những giọt nước mắt trong “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” là
những giọt mắt nung nấu căm thù, những giọt mắt từ những trái tim
rực lửa yêu thương. Đó là nỗi đau, nỗi bi hùng bi tráng!
Đây cũng là
một quyển sách tiêu biểu chung cho những trí thức tiểu tư sản Hà
thành ra đi vì nghĩa lớn không hẹn ngày về. Mặc dù ở giữa chiến
trường đổ máu khốc liệt xong những cảm xúc lãng mạn và tự tin vẫn
không hề rời bỏ Thùy Trâm. Thùy Trâm cũng như bao anh bộ đội cụ Hồ
khác, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, lúc ra đi mà như được giải
thoát.
Thùy Trâm hy
sinh năm 1970. Và bao nỗi đau, tình thương gửi trọn trong quyển nhật ký
sau 35 năm ở xứ khách quê người đã bay nửa vòng trái đất quay trở
lại với đất nước Việt Nam, đất nước sản sinh ra những anh hùng thời
chiến, đã chiến đấu và anh dũng hy sinh vì sự nghiệp thống nhất đất
nước.
Đây là bài
viết của chủ blog, vì vậy xin hãy tôn trọng và không đem đi bất cứ
đâu. Nếu muốn chia sẻ, xin hãy dẫn đường link về blog này.Xin cảm ơn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét