![](http://toptenplus.com/wp-content/uploads/2012/11/The-Family.jpg)
Thú thực mà
nói, tôi đọc “Gia đình Giáo Hoàng” là vì tôi muốn được biết về bối
cảnh lịch sử của cuốn “Quân Vương” (Niccolo Machiavelli). Nhưng, các
quyển sách lịch sử thì bao giờ cũng khô như ngói, và wikipedia thật
sự không phải một công cụ hữu dụng khi có thể mở thêm dăm chục trang
web về game hay truyện tranh bên cạnh. Còn trên thực tế, tôi phải khẳng
định rằng trong kho tàng của Mario Puzo, không một quyển sách nào có
thể vượt qua “The godfather”. Thế nên “Gia đình Giáo Hoàng” là một sự
lựa chọn phù-hợp với trí tò mò, chứ không phải vì nó quá độc
đáo.
Nghìn năm trước
đây, từng có một đế chế khổng lồ thống trị toàn cõi châu Âu: Đế
chế Roma. Đế quốc ấy chinh phục được một vùng đất rộng lớn bao trùm
khắp nơi, từ phía Bắc như Anh quốc, đến thật xa về phía Nam như châu
Phi. Nhưng như lẽ thường tình, đến đỉnh cao hoàng kim cũng là lúc sụp
đổ: đế chế Roma bắt đầu suy sụp. Trong tuyệt vọng, đế chế vĩ đại
đó đã từ bỏ thần thánh của mình mà biến một trong những tôn giáo
từng bị phỉ báng và áp bức – Kito giáo – thành tôn giáo chính
thống. Từ đó ,những giám mục của kinh đô thần thánh Roma dần dần
giành được những đặc quyền to lớn, và vị Đức Giáo Hoàng – vị lãnh đạo
tinh thần của Kito giáo – ra đời.
Sau khi đế chế
suy sụp, thế giới mất đi trụ cột chính. Châu Âu dần dần bị chia rẽ
thành các nước nhỏ, và chỉ được liên kết lỏng lẻo bằng đức tin và
được cai trị bằng chế độ quân chủ phong kiến. Bởi đã đạt được quyền
lực tối cao, quyền lực của Đức Giáo Hoàng sánh ngang với những đại
đế Roma thần thánh. Tuy nhiên, con người không thể chỉ sống bằng bánh
mì! Không thể nào phớt lờ những vấn đề kinh tế, chính trị và quân
sự. Thế nên thế giới được đặt dưới sự quản lý của hệ thống kép:
Nhà thờ và Chính Phủ. Những vấn đề vật chất do Chính phủ lo liệu,
còn những vấn đề về tinh thần Nhà Thờ sẽ cáng đáng. Ngay cả luật
cũng được chia ra thành Giáo Luật và Luật Dân sự.
Đức Giáo Hoàng
và Hoàng Đế – hai hình tượng thiết lập mối quan hệ hữu nghị, nhưng
cũng vô cùng mỏng manh, đã tạm thời khôi phục đế chế vào hời đó.
Nhưng một khi Đức Giáo Hoàng chú tâm vào quyền lực trần thế thay vì
lý tưởng tinh thần, Kito giáo, Tòa thánh,....nhanh chóng trở nên thối
nát. Dân chúng mất nền tảng tinh thần. Thời trung cổ dài dằng dặc,
điêu đứng bởi chiến tranh giành ngôi vị, lãnh địa, thành bang, những
cuộc Thập Tự Chinh đẫm máu, chiến tranh Trăm Năm,...triền miên; chết
ngộp trong sự quản lý triệt để và gò bó của Thần Quyền – mọi thứ
đều sinh ra để phục vụ Giáo Hội và Tòa Thánh. Châu Âu bị chia rẽ sâu
sắc, và dường như không có hồi kết. Vào thời kì gần cuối Trung Cổ,
khi chủ nghĩa tư bản bắt đầu manh nha, phong trào Phục Hưng ám chỉ sức
mạnh sinh tồn mạnh mẽ giữa một thế giới phi lý đáng sợ, một đức
tin giữa Kito giáo đã suy kiệt mục nát khao khát muốn khôi phục lại
một đế chế hùng mạnh thông thái xưa kia để đem lại sức mạnh cho nhân
loại bắt đầu bùng nổ. Tất cả đều đang chờ đợi một thiên tài theo
lí tưởng của thời Phục hưng: hiểu biết, có đức tin, được Chúa yêu
thương và có năng lực đứng lên bình định loạn lạc. Họ đang chờ đợi
những thiên tài chính trị có phẩm chất của những thiên tài nghệ
thuật.
Giữa đống bùn
nhơ hỗn loạn, đắm chìm trong bóng tối chưa dứt của Đêm Trường Trung
Cổ, đất nước nồng nhiệt Italia cõ lẽ là nơi xáo động nhất ở nơi
hỗn loạn này. Lúc này Italia bị chia ra 5 vương quốc lớn: Vương quốc
Naples phía Nam, Công quốc Milan ở Tây Nam, nhà nước cộng hòa Venice ở
Tây Bắc, Cộng họa Florence và Nhà nước của Giáo Hội ở miền Trung.
Bất chấp việc
các Giáo Hoàng, Hồng Y, Cha xứ không được lấy vợ và có quan hệ với
đàn bà, Alexander – như bao vị Hồng Y mục ruỗng ở Tòa thánh cũng đã
mục nát vì quyền lực và tiền bạc từ lâu – đã có với một người
đàn bà là Vanozza 4 người con: Cesare Borgia (cùng tên với vị Đại Đế
đã sáng lập đế chế Roma thần thánh), Giovani (hay còn có tên là Don Juan),
Lucrezia và Geoffroy. Tất nhiên, con cái của Rodgiro không hoàn toàn
được thừa nhận. Tuy nhiên con cả của ông với Vanozza là Cesare được
nhận biết là có những thiên phú như người cha, nên Cesare từ nhỏ đã
được nuôi dạy như một Hồng Y. Rodrigo đã vung tiền bạc để thỏa thuận
với những người chống đối, cuối cùng buộc Đức Giáo Hoàng và mọi
người chấp nhận về sự sai quấy về thân thế của Cesare.
Sau khi Giáo
Hoàng Innocent VII – được sự chống lưng của gia đình Rovere – từ trần,
Giáo Hội bước vào cuộc đua tranh chức giáo hoàng, mà 2 thế lực lớn
nhất là gia đình Borgia (đứng đầu là Rodrigo Borgia) và gia đình Rovere
(đứng đầu là Giuliano Della Rovere). Sau khi mua chuộc được Rafaele Riario
– người có quan hệ hôn thú mật thiết với gia đình Rovere, và sự ủng
hộ của gia đình Medici (cai trị Florence, kẻ thù của Rafaele Riario).
Thời đó Florence là trung tâm thương mại, nghệ thuật, mà Lorenzo Medici
là một “mạnh thường quân” hào phóng bảo trợ các nghệ sĩ – trong đó có
cả Leonardo Da Vinci, cai trị rất tốt đẹp), Rodrigo Borgia kế nhiệm Đức
Giáo Hoàng (1492) và lấy tên là Alexander VI. Trong đúng thời gian đó,
một tín đồ Dominica là Girolamo Savoranola liên tiếp lên tiếng chỉ
trích những tội lỗi và chủ trương “gia đình trị” của Rodrigo. Mọi
chuyện ngày càng rối loạn.
Sau khi lên
chức, Giáo Hoàng Alexander VI liên tiếp thực hiện các chính sách để
nhanh chóng đưa con mình lên những vị trí quan trọng của quốc gia và
Giáo hội, như Cesare trở thành Hồng Y, Juan trở thành một công tức,
Lucrezia được gả đi vì những mối quan hệ chính trị nhằm ổn định
quyền lực của Tòa Thánh và Giáo hoàng, và con út cũng lấy một công
tước tiểu thư để liên minh chính trị. Sau những biến cố về chính trị,
Juan bị giết, Lucrezia đã bị buộc phải gả đến ba lần hôn nhân chính
trị, Cesare chuyển từ thân phận Hồng Y thành một Tướng lĩnh tài năng
đã chinh phục rất nhiều vùng, như: Urbino, Piombino,.... và trở thành
công tước Valentino dưới sự sắc phong của Pháp.
Điểm độc đáo
nhất của “Gia đình Giáo hoàng” có lẽ không phải ở cách nó diễn đạt
những sự kiện lịch sử, mà là ở cách nó diễn đạt con người. Nếu
từng đọc bất cứ tác phẩm hoặc các câu chuyện lịch sử về gia đình
Borgia, rất có thể người đọc sẽ kinh ngạc bởi sự cáo già, độc ác,
mưu mô xảo quyệt không chỉ ở một con người mà còn ở cả một gia
đình. Những người con của ông cũng tuy tài giỏi, xinh đẹp, nhưng cũng
nổi danh ngạo mạn, phóng đãng và dâm dục. Thế nhưng dưới ngòi bút
của Mario Puzo, một khía cạnh tốt đẹp của sự tàn ác nổi lên dễ
dàng khiến người đọc trầm tư suy ngẫm về “chính nghĩa của kẻ xấu”.
Rốt cuộc thì,
ai cũng có chính nghĩa của riêng mình. Gia đình Borgia có chính nghĩa
muốn thâu tóm tất cả quyền lực – mà điều đó còn là thống nhất
nước Ý. Chẳng ai đủ tư cách để đánh giá cả – chỉ có thể biết vậy,
hiểu vậy mà thôi. Còn với tôi, Rodrigo là một quân-vương, như Niccolo
Machiavelli đã nói:
“Bậc quân vương
phải biết học hỏi từ bản tính của dã thú, biết kết hợp sức mạnh
của sư tử với sự tinh ranh của cáo. Sư tử không thể tự bảo vệ mình
trước những cạm bẫy, còn cáo thì lại không thể chống lại sói. Vì
thế, cần phải là cáo để nhận ra những cạm bẫy và là sư tử để dọa
sói.”
Sao lại hay ho thế nhỉ, chân thành cảm ơn
Trả lờiXóa