Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

Candide (Khi triết gia cũng nhầm lẫn) - Voltaire



Candide – khi sự nhầm lẫn tạo nên tuyệt tác


Candide thực ra không phải một tác phẩm rất xuất sắc về mặt văn học, câu chữ hay nghệ thuật gì cả. Trên thực tế, Candide khá ngắn gọn, đơn giản và thậm chí có thể nói là không mang mấy màu sắc của văn học hàn lâm. Cái độc đáo của Candide thực ra năm ở một vài điều sau: thứ nhất, hoàn cảnh ra đời; thứ hai, ý nghĩ “triết học” của Voltaire; và thứ ba: sự nhầm lẫn của tác giả khi đặt ra mục đích chỉ trích của tác phẩm.


Điều quan trọng trước nhất là hoàn cảnh ra đời: Candide được viết bởi một nhà duy lý ở thời đại Khai Sáng triệt để duy lý, nhưng lại được diễn đạt bằng một hình thức mà nói nhẹ nhàng ra là ngây thơ nhưng thẳng thắn ra thì là vô cùng thiếu lý trí: nhân vật Candide ngây thơ đến độ tin tưởng một cách triệt để vào sự lạc quan của ông thầy Pangloss đặt vào thế giới. Chính sự trái ngược hoàn toàn này dẫn đến sự thú vị cho câu chuyện: dùng hình ảnh ngây thơ quá đỗi để châm biếm sự thiếu lí trí. Từ đó, Voltaire trực tiếp ủng hộ thuyết minh triết đến từ lí trí. Thực ra cái này cũng khá đơn giản và có nhiều người nói đến rồi nên thôi tôi cũng không quá chú tâm vào nữa.


Cái thứ hai, chính là ý nghĩa triết học của tác phẩm. Cái này thì cũng đơn giản luôn, có khi ai cũng biết: trực tiếp phê phán chủ nghĩa lạc quan của Leibniz, một nhà duy lý người Pháp nổi tiếng với câu nói “Đây là thế giới tốt nhất trong các thế giới có thể”. Đi theo hướng duy lý triệt để và đồng thời pha them không ít thuyết bi quan, Voltaire đã viết nên Chàng Ngây Thơ một mực tin vào lời của thầy Pangloss là “Mọi sự đều hướng tới hoàn thiện trong thế giới tốt nhất của tất cả những thế giới có thể có này.”

Ờ thì đại khái cả câu chuyện hoàn toàn chống lại thuyết được cho là lạc quan của Leibniz khi đặt Chàng Ngây Thơ vào mọi tấn trò đời tàn nhẫn: đòn roi, trừng phạt, dịch bệnh,… đến mức cuối cùng chàng và các bạn chàng phải nhìn ra sự thật trong hiện thực, và trở về với cuộc sống bình dị tầm thường, an nhiên yên ổn qua ngày. Đấy, tóm lại là chống lại chủ nghĩa lạc quan thái quá, kéo con người ta về hiện thực của lý trí và cổ vũ cuộc sống yên bình.


Nhưng, chính điều cuối cùng mới là điều khiến tác phẩm này trở nên thú vị: đó là Voltaire đã hoàn toàn nhầm lẫn khi chế nhạo sự lạc quan của Leibniz. Vấn đề ở chỗ, mặc dù phát ngôn ra câu nói sặc mùi lạc quan, nhưng Leibniz cũng là một nhà duy lý chủ nghĩa hệt như Voltaire – tức là một người ủng hộ quan điểm coi lí trí là ưu việt so với các cách thức tiếp nhận tri thức khác (đối lập đó là những nhà kinh nghiệm chủ nghĩa Anh cho rằng tri thức chủ yếu đến từ cảm giác – điều mà ở thời hiện đại này không nói ai cũng biết). Bằng một cách suy luận nào đó, Leibniz đã đi đến kết luận trên, đại khái có thể dựa trên suy diễn thế này: Một thế lực tạo ra thế giới này thì hẳn cũng có thể tạo ra thế giới khác; nếu thế lực đó có thể tạo ra thế giới khác tốt hơn thì tại sao thế lực đó lại tạo ra thế giới này? Vậy đại khái là nếu đã tạo ra thế giới này rồi, và đây hẳn là thế giới duy nhất, vậy chúng ta cũng có thể coi như đây là thế giới tốt nhất có thể. Nhưng điều này không có nghĩa là Leibniz cho rằng mọi thứ đều tốt, ông chỉ cho rằng mọi thứ lẽ ra có thể tồi tệ hơn mà thôi. Từ cái nhìn duy lý của Leibniz, mọi thứ đang là cái mà nó là, chứ chẳng lien quan gì đến lạc quan hay bi quan hết. Nhưng những nhà duy lý cùng thời, ví dụ như Voltaire, lại vội vàng nhảy đến kết luận cho rằng Leibniz coi mọi thứ đều thật tuyệt, và đã đời châm biếm ổng. Điển hình như Voltaire là đã cho ra đời Candide.


Thế là, từ một nhầm lẫn, Voltaire đã cho ra đời một tác phẩm được đặt trong tủ sách “tinh hoa nhân loại” mà người đời không tiếc giấy mực để phân tích. Thú vị đấy chứ?



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét