Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

[Sách hay] Lời bộc bạch của một thị dân


 

Sự thật là, quyển sách “Lời bộc bạch của một thị dân” là một trong số ít những quyển sách mà tôi đọc mất hơn 4 ngày! Số lượng thông tin, những suy ngẫm, những sự kiện và cách diễn đạt của nó gần như khiến tôi choáng ngợp trong sự ngỡ ngàng, thích thú và tò mò. Khá là quái dị khi nói về một quyển sách hồi kí của tác giả chủ yếu nói về quan điểm cá nhân và cách nhìn nhận thế giới xung quanh cũng theo con mắt chủ quan nốt là tò mò; song quả thực, mỗi chương của “Lời bộc bạch của một thị dân” trôi qua, tôi lại mờ mờ cảm nhận thấy được cái gì đấy, không quá rõ ràng nhưng ẩn đọng rất lâu và dai dẳng về cuộc sống dường như ẩn hiện mờ mờ trong màn sương màu nhạt, những mảnh đời kì lạ được khắc họa tỉ mỉ độc đáo, những sự kiện tưởng như bình thường được nhìn nhận một cách tinh tế mới mẻ,…


“Lời bộc bạch của một thị dân” của Márai Sándor được coi là tác phẩm văn học quan trọng nhất của nhà văn vĩ đại nhất lịch sử Hungary. Quyển hồi kí dày khoảng 500 trang này khắc họa một cách chân thực không gian của văn hóa Áo-Hung vô cùng đặc thì vào thời điểm bắt đầu bước sang thế kỉ 20 dưới con mắt của một “thị dân” – như tác giả tự nhận. Cuốn hồi kí không chỉ thu hẹp ở một không gian nhỏ thành phố tác giả sống mà còn kéo dài qua các nước Márai Sándor từng có thời gian gắn bó như Đức, Pháp, Anh và Ý. Điểm độc đáo nổi bật lên trên hết là ông đã viết lại cuộc hành trình đầy gian nan chông gai một cách sâu sắc, đầy triết lý suy ngẫm, mô tả chân thực hưng không kém phần châm biếm mỉa mai bằng một ngòi bút can đảm của một tâm hồn phức tạp, tinh tế, không chút kiêu ngạo hay “tô hồng bôi đen” một cách thái quá.


Tác giả Márai Sándor


“Lời bộc bạch của một thị dân” xứng đáng được coi là một hậu duệ của dòng “bộc bạch” hay “tự thú lừng danh trong lịch sử văn chương phương Tây, từ Thánh Augustine (Augustine là nhà thần học vĩ đại có ảnh hưởng sâu sắc nhất thời kì suy thoái của đế quốc La Mã. Những tác phẩm của ông có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng đến toàn bộ giáo lý và quan niệm của Cơ đốc giáo thời kỳ Trung Cổ), Jean-Jacques (tên đầy đủ là Jean Jacques Rousseau, nhà triết học nổi tiếng người Thụy Sĩ. Những tác phẩm của ông có ảnh hưởng to lớn trong quá trình ra đời của Chủ Nghĩa Xã Hội, Chủ Nghĩa Dân Tộc, Chủ Nghĩa Lãng Mạn, Chủ Nghĩa Chống Chuyên Chế và chống học thuyết duy lý.) rồi Lev Tolstoy (Nhà triết học, tiểu thuyết gia Hiện Thực người Nga, được đánh giá là một trong những tác giả nổi tiếng và vĩ đại nhất trong số những nhà tiểu thuyết vĩ đại của thế giới. Ông theo Chủ nghĩa Hòa Bình, có những tác phẩm ảnh hưởng sâu rộng mà không ai không biết như: Chiến tranh và Hòa bình, Anna Katherina,…)


Nếu có thể nói thì đây là một trong những quyển sách tôi yêu thích nhất từ trước đến nay. Vì vậy thay vì đi theo lối mòn và viết cảm nhận tác phẩm chỉ trong một bài, tôi sẽ nêu đầy đủ những gì mà tôi cảm nhận được trong “Lời bộc bạch của một thị dân” theo từng quyển một, bao gồm cả tác giả. “Lời bộc bạch của một thị dân” gồm hai quyển, quyển một bắt đầu từ thuở nhỏ và kết thúc vào ngày 28/6/1914 khi Thái Tử Áo-Hung bị ám sát, và quyển hai nối tiếp vài năm sau đó khi Márai đã lấy vợ và kết thúc là khi ông đã hoàn toàn trải qua tuổi trẻ.


“Đây là quyển tiểu thuyết về thế giới thị dân, nhưng cũng là tiểu thuyết gia đình. Nó là khúc tưởng niệm về một gia đình, gia đình nhà văn, và cũng là về giai tầng xã hội của gia đình ông. Nhưng đồng thời nó cũng là tấm gương của sự trăn trở sâu sắc ở nhà văn […] để biến cải quá khứ và truyền thống gia đình theo “hình ảnh” của riêng mình. Vì thế nó cũng là một tiểu thuyết tâm lý, vì nó cho cảm nhận một cách trung thực quá trình vật vã để đi tìm bản ngã, những cột mốc của sự khổ ải tâm hồn có vẻ như không thể giải thích nổi lien quan tới quá trình này. Nó cũng là sự thay đổi nội tâm lien quan đến sự tách khỏi gia đình, tới sự nổi loạn, sự phát triển cá tính,…”

(Theo Dober Valéria)


“Cuốn tiểu thuyết của Márai Sándor đơn giản là hoàn hảo. Nó đưa ra những lý thuyết, , những quan điểm để có thể mô hình hóa đúng thế giới, hơn nữa chúng có thể hiểu được, chấp nhận được đối với người bình thường, cả đến hôm nay, đến tám mươi năm sau khi nó ra đời.”

(Theo Dláh Tibor)

Tác giả MáraiSándor

Đế quốc Áo-Hung

Cách mạng Tháng Mười Hungary năm 1956


Quyển Hai

·         Thị dân: được hiểu nôm na (tôi không kiếm chính xác được định nghĩa của tầng lớp này) là giới bao gồm cả tư sản lẫn lao động, để phân biệt họ với những người nông dân, nô lệ. Do quan hệ thị trường vốn không nhất thiết phải là quan hệ bóc lột, nên thị dân được hưởng quyền lợi của một công dân, có tài sản riêng nhưng không nhất thiết phải thuộc giới tư sản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét